Giới thiệu sách đã xuất bản: Sách Bách sự lễ làng của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thế Phiệt

Admin
Tín ngưỡng thờ cúng là một việc làm có đạo đức, có văn hóa của con người đang sống ứng xử với đấng sinh thành và bề trên linh thiêng; đây cũng là một nhu cầu tìm sự che chở của đấng vô hình, khi mà khoa học chưa chứng minh được những hiện tượng lạ xảy ra hàng ngày xung quanh chúng ta.
404683075-2510153599154219-1649352797943114130-n-1701224692.jpg
Bách sự lễ làng sách mới xuất bản của nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thế Phiệt

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt là một hoạt động văn hóa đặc sắc có cơ sở tâm linh, bởi xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” của con người từ thời cổ đại– quan niệm mọi vật đều có linh hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình, và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng.

Từ quan niệm đó hình thành nên niềm tin về sự tồn tại của linh hồn 靈魂 và mối liên hệ giữa vật linh với con người. Ở Người Việt từ xa xưa- vật linh đó bao gồm người đã chết hoặc một vật linh cao thượng nơi sông ngòi, núi non, biển cả...Vật linh đó ngự trị trong một gia đình, một dòng họ và vùng đất, vùng núi, đoạn sông cụ thể.

Ở mỗi gia đình, dòng họ là những người đã chết trở thành tổ tiên. Ở thôn làng, họ là một con người có thật sau lúc chết hoặc một đấng tôn linh trong cõi tự tự nhiên vô hình nào đó. Họ có hiển ứng và được triều đình trần gian tín nhiệm, phong cho một đẳng cấp nhất định. Bằng linh hồn ở cõi vô hình họ ngự trị và chứng kiến, theo dõi hành vi của con người, quở trách hoặc phù hộ cuộc sống của họ...
Ngày nay, việc tín ngưỡng thờ cúng thần thánh và thờ cúng tổ tiên đang được hoạt động xen kẽ với hoạt động tôn giáo; ở các tôn giáo hoạt động thì có tổ chức và giáo lý, kinh kệ... nhưng đối với những người không tin vào một tôn giáo nào cụ thể, nhưng họ đang sống có niềm tin, có đạo đức với đấng vô hình xung quanh mình, đó là tổ tiên của dòng tộc, đó là thần linh của làng xã nơi mình đã và đang sinh sống; thế thì ứng xử như thế nào ?

Để phục vụ đối tượng là những người "không tôn giáo", nhưng có niềm tin và tín ngưỡng; tôi đã tập hợp, sàng lọc từ các sách cổ còn lưu lại của người xưa để biên tập thành cuốn sách "BÁCH SỰ LỄ LÀNG" xuất bản tại NXB Dân Trí đã được ra mẳt bạn đọc.

326994320-2205044846361368-1238664939491881434-n-1701225105.jpg

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thế Phiệt

Nội dung cuốn sách gồm các phần:
Phần I-LÀNG XÃ CỔ: Chương 1- LÀNG - XÃ; I. KHỞI NGUỒN; II. KIẾN TRÚC; III. QUAN HỆ DÒNG HỌ.

Chương 2- VĂN HÓA LÀNG I. LỄ LÀNG II. HƯƠNG ƯỚCIII. TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
Phần II- TÍN NGƯỠNG: Chương 1-THẦN - THÁNH; I. ĐỨC TIN VÀ SÙNG BÁI; II. CƠ SỞ THỜ PHỤNG
III. THẦN; IV. THÁNH; V. THÀNH HOÀNG.
Chương 2- TẾ LỄ; I. QUY ĐỊNH THỜ THÀNH HOÀNG DƯỚI THỜI NGUYỄN; II. THỜ, CÚNG THÀNH HOÀNG; III. LỄ KỲ YÊN; IV. XÂY ĐÌNH, ĐỀN; V. HOÀNH PHI, CÂU ĐỐI
Chương 3-TAM GIÁO; I. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP “TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN”; II. TAM GIÁO VÀ SỰ LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG.
Chương 4-CÚNG THẦN TẠI GIA; I. LỄ ĐƯƠNG NIÊN ĐƯƠNG CẢNH; II. KHOA LỄ THIÊN ĐÀI; III. KHOA NGŨ PHƯƠNG; IV. LỄ TẠ THANH MINH; V. LỄ LÀM NHÀ ĐỘNG THỔ; VI. THƯC HÀNH CẤT NỐC; VII. LỄ ĐIỀN HOÀN LONG MẠCH; VIII. AN TRẠCH KHOA; IX. LỄ KHAI TRƯƠNG CỬA HÀNG; X. KHOA CÚNG GIA TIÊN; XI. AN TRẤN CẤM ĐÀN KẾT GIỚI NGHI; XII. KINH CẤU THÁNH ĐẾ TRỪ TÀ
Chương 5-SẮC PHONG TƯỚC THẦN LINH; I. KHÁI NIỆM; II. VỀ CHẤT LIỆU GIẤY; III. CHỮ VIẾT; IV. HOA VĂN TRANG TRÍ; V. HỆ THỐNG PHẨM TRẬT VÀ CÁC MỸ TỰ QUA CÁC BẢN SẮC PHONG THẦN;

Phần III-THỜ CÚNG TỔ TIÊN: Chương 1-CHỮ LỄ CỦA Á ĐÔNG
Chương 2-THỜ CÚNG GIA TIÊN; I. THỜ CÚNG GIA TIÊN TẠI GIA ĐÌNH; I. THỜ CÚNG TỔ TIÊN TẠI NHÀ THỜ HỌ
Chương 3-LÀM NHÀ THỜ; I. NHỮNG QUY TẮC PHONG THỦY CẦN CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ NHÀ THỜ HỌ; II.NHỮNG KIÊNG KỴ TRONG PHONG THỦY NHÀ THỜ BẠN NÊN TRÁNH; III.THƯỚC ĐO NHÀ THỜ; IV.THỜI ĐIỂM XÂY NHÀ THỜ; V.TÍNH NGÀY LÀM NHÀ THỜ
Chương 4-BÀI VỊ THỜ; I.TẠI NHÀ GỒM BÀI VỊ CỦA GIA TIÊN 4 ĐỜI; II.CÁCH LẬP BÀI VỊ THỜ CÚNG GIA TIÊN; III.CÁCH LẬP BÀI VỊ THỜ TỔ TIÊN
Chương 5-THỦ TỤC, NGUYÊN TẮC: CÚNG, KHẤN, VÁI, VÀ LẠY; I.NGHI-THỨC CÚNG; II.ĐỊNH-NGHĨA CỦA CUNG, KHẤN, VÁI, VÀ LẠY
Chương 6-CỬU HUYỀN THẤT TỔ
SÁCH XUẤT BẢN TẠI NXB DÂN TRÍ -HÀ NỘI, KHỔ 16 X 20,5 cm.

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thế Phiệt (T/H).