Ngân hàng “ồ ạt” mua lại trái phiếu trước hạn

Admin
Trong những tháng cuối năm 2023, các nhà băng đã liên tục chi hàng nghìn tỷ đồng để mua lại trái phiếu trước hạn.

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa có văn bản công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn. Cụ thể, OCB đã mua lại trước hạn toàn bộ 500 trái phiếu mã OCBL2124011, mỗi trái phiếu trị giá 1 tỷ đồng, tương đương tổng trị giá 500 tỷ đồng.

Lô trái phiếu được phát hành ngày 15/12/2021, kỳ hạn 3 năm và phải tới ngày 15/12/2024 mới đáo hạn. Lãi suất cố định 3,2%/năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo và không kèm theo chứng quyền.

Đây là lô trái phiếu thứ 15 được OCB mua lại trước hạn tính tính từ đầu năm đến nay. Trước đó, OCB đã chi khoảng 12.400 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ 14 lô trái phiếu. Các lô trái phiếu đều có thời hạn 3 năm, được phát hành trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2022.

Cùng ngày, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) cũng ra văn bản công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.

Theo đó, SeABank đã chi 1.700 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ 2 lô trái phiếu mã SSBL2124014 và SSBH2124015. 2 lô trái phiếu được phát hành liên tiếp vào ngày 15 và 16/12/2021. Kỳ hạn 3 năm và phải tới cuối năm 2024 mới đáo hạn.

Trong đó, lô trái phiếu SSBL2124014 có tổng giá trị phát hành 700 tỷ đồng và lô trái phiếu mã SSBH2124015 có tổng giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng.

2 lô trái phiếu trên đều có lãi suất cố định 3,6%/năm. Đều là trái phiếu không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo và không kèm chứng quyền. Được phát hành dưới hình thức bút toán ghi sổ. Mục đích phát hành là để tăng quy mô vốn hoạt động của SeABank.

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng “ồ ạt” mua lại trái phiếu trước hạn

2 mã trái phiếu được SeABank mua lại trước hạn.

Trước đó, vào thời điểm ngày 20/12, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) cũng đã có văn bản công bố mua lại toàn bộ 2.000 tỷ đồng 2 lô trái phiếu mã LPBH2124014 và LPH2124015.

Mã trái phiếu LPBH2124014 được phát hành vào ngày 13/12/2021, kỳ hạn 3 năm và phải đến giữa tháng 12/2024 mới đáo hạn. Đây là lô trái phiếu không chuyển đổi, không có đảm bảo, không kèm theo chứng quyền và không phải là nợ thứ cấp của tổ chức phát hành.

Lãi suất phát hành thực tế là 3,3%/năm. Mục đích phát hành là để tăng quy mô vốn hoạt động của LPBank, bổ sung nguồn vốn huy động trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng. Mã LPH2124015 được phát hành ngày 15/12/2021, kỳ hạn 3 năm, tức là phải tới 15/12/2024 mới đáo hạn.

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng “ồ ạt” mua lại trái phiếu trước hạn (Hình 2).

LPBank chi 2.000 tỷ đồng mua lại trước hạn 2 lô trái phiếu.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng đã tiến hành mua lại trước hạn toàn bộ 2 lô trái phiếu mã VIB_BOND_L1_2017_002 và VIB2128020 vào ngày 13/12/2023.

Cụ thể, lô trái phiếu VIB_BOND_L1_2017_002 có tổng cộng 800 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tương đương tổng giá trị 800 tỷ đồng. Lô trái phiếu được phát hành vào ngày 13/12/2017, kỳ hạn 7 năm và phải đến ngày 13/12/2024 mới đáo hạn.

Lô trái phiếu VIB2128020 có tổng cộng 500 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, tổng giá trị phát hành 500 tỷ đồng. Lãi suất phát hành lô trái phiếu là 7,3%/năm. Ngày phát hành là 13/12/2021, kỳ hạn 7 năm. Tức là phải đến ngày 13/12/2028 lô trái phiếu này mới đáo hạn.

Trong năm 2023, VIB đã liên tục mua lại trái phiếu trước hạn. Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, từ tháng 1/2023 đến nay, VIB đã có tổng cộng 16 đợt mua lại trái phiếu trước hạn, với tổng giá trị mua lại 5.800 tỷ đồng.