Giá cà phê hôm nay 6/6: Giới đầu cơ tiếp tục thanh lý vị thế ròng; Châu Phi đưa cà phê vào danh sách mặt hàng chiến lược

Kỳ Văn
Báo cáo Thương mại tháng 5 của ICO tiếp tục duy trì dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 ở mức 167,20 triệu bao, giảm hơn 2,10% so với niên vụ trước. Dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ hiện tại sẽ tăng 3,30% so với niên vụ trước, lên đạt tổng cộng 170,30 triệu bao.
Giá cà phê hôm nay 6/6: dfgdf
Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên cuối tuần qua (4/6). (Nguồn: Quotesideas)

Giá cà phê hôm nay 6/6

Tính chung cả tuần qua, giá cà phê robusta có 3 phiên tăng liên tiếp và 2 phiên nghỉ, các mức tăng rất đáng kể. Do đó, giá cà phê kỳ hạn giao tháng 7 đã tăng tất cả 39 USD (1,86%), lên 2.136 USD/tấn. Khối lượng giao dịch dưới mức trung bình.

Giá cà phê arabica có 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên nghỉ, các mức tăng rất đáng kể. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 tăng tất cả 2,95 Cent (1,29%), lên 232,40 Cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Đáng chú ý trong 2 phiên cuối tuần, thị trường London đóng cửa với 2 kỳ nghỉ Spring bank holiday và Platinum Jubie (mừng 70 năm trị vị của Nữ hoàng Anh. Trong hai ngày này, giá cà phê arabica tụt giảm liền 2 phiên, do lo ngại rủi ro của cuộc chiến Đông Âu làm suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát toàn cầu gia tăng. Những yếu tố này sẽ dẫn tới khả năng Fed sẽ "diều hâu” hơn tại các phiên họp chính sách sắp tới, khiến các giới đầu cơ tiếp tục thanh lý vị thế ròng đã mua trong những phiên tăng liên tiếp trước đó.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch chốt tuần qua (ngày 3/6), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 30 USD (1,42%), giao dịch tại 2.136 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 29 USD (1,37%) giao dịch tại 2.139 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục giảm sâu, 5,85 Cent (2,46%), giao dịch tại 232,4 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 5,70 Cent/lb (2,39%), giao dịch tại 232,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên cuối tuần qua (4/6).

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.186

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

43.100

0

LÂM ĐỒNG

42.500

0

GIA LAI

43.000

0

ĐẮK NÔNG

43.000

0

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Tỷ giá đồng Real suy yếu trở lại ở hai phiên cuối tuần đã thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán hàng vụ mới đã làm giá cà phê kỳ hạn tại sàn New Yorrk chững lại đà tăng.

Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) cho biết, xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 4 chỉ đạt tổng cộng 10,93 triệu bao cà phê các loại, giảm hơn 2,83% so với cùng kỳ năm trước. Điều này đã góp phần lũy kế xuất khẩu cà phê toàn cầu trong 7 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 tăng 0,64% so với cùng kỳ niên vụ trước, lên tổng cộng 78,02 triệu bao.

Nhà tư vấn, phân tích Safras & Mercado ước tính, gần 18% sản lượng cà phê vụ mới của Brazil đã được thu hoạch. Dựa trên dự báo cho vụ mùa mới ở mức 61,10 triệu bao, Safras đã ước tính cho đến nay đã thu hoạch được khoảng 11 triệu bao, trong đó ước khoảng 6 triệu bao cà phê Conilon robusta và khoảng 5 triệu bao cà phê arabica đã được thu hoạch. Dự kiến sẽ bắt đầu tăng tốc thu hoạch khi thời tiết thuận lợi trở lại.

Thông tin mới về thị trường cà phê thế giới, Các Bộ trưởng Nông nghiệp từ 25 quốc gia trồng cà phê châu Phi đã ký một tuyên bố tại Nairobi (Kenya) để đưa cà phê vào danh sách các mặt hàng chiến lược của Liên minh châu Phi - Tuyên bố Nairobi. Tuyên bố trên nhằm đảm bảo cà phê sẽ được chú ý nhiều hơn ở châu lục trong điều kiện được cung cấp tài chính đầy đủ.

Phát biểu trước giới truyền thông sau khi chính thức khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Cà phê châu Phi, Bộ trưởng Nội các Nông nghiệp Peter Munya cho biết, việc ký kết tuyên bố là một cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành cà phê ở châu Phi. Ông Munya nhấn mạnh rằng, đây sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc mở ra các nguồn lực cần thiết để phục hồi ngành cà phê ở châu lục này, do đó được các nước thành viên đồng lòng ủng hộ. Theo đó, cần phải tạo ra một môi trường để nông dân trồng cà phê có thể phát triển, đảm bảo rằng họ được hưởng lợi từ sản phẩm của mình bằng cách hạn chế những người trung gian cắt xén lợi nhuận.

Theo Kenya News Agency, có hơn 800.000 nông hộ trồng cà phê nhỏ lẻ tiếp thị sản phẩm của họ thông qua 500 Hiệp hội Hợp tác trên cả nước. Trong đó có 4.000 cơ sở cà phê vừa và nhỏ có quy mô trang trại từ 5 đến 10 ha và 100 cơ sở cà phê lớn với quy mô từ 10 đến hơn 200 ha.