Giá cà phê hôm nay 5/12, Giá cà phê còn tăng đến hết năm; cách nâng thị phần ở Trung Quốc?

Kỳ Văn
Nguồn cung bị thắt chặt, giá vận chuyển cao, thiếu container và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến giá cà phê không ngừng tăng kể từ giữa tháng 11. Các chuyên gia dự báo, đà tăng này sẽ tiếp tục diễn ra từ nay đến cuối năm.
Giá cà phê hôm nay 5/12
Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (4/12).

Cập nhật giá cà phê hôm nay 5/12

Giá cà phê đồng loạt đi lên trên cả hai sàn phái sinh trong phiên giao dịch cuối tuần này. Xu hướng giá tăng trên các thị trường cà phê thế giới dường như là tất yếu khi hai sàn kỳ hạn cùng thiết lập cấu trúc giá nghịch đảo với giá tháng kỳ hạn giao gần cao hơn giá tháng kỳ hạn giao xa. Điều này góp phần khẳng định nguồn cung ngắn hạn cho các thị trường tiêu thụ thực sự thiếu hụt nghiêm trọng.

Lúc này thị trường cần thật nhiều cà phê đưa về hai sàn tham gia đấu giá, với mức giá cao gần 80% so với đầu năm nhằm hỗ trợ cho các vấn đề về logistics dưới tác động tiêu cực của dịch covid-19.

Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch tuần này (ngày 3/12), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 "tăng khủng" 51 USD (2,18%), giao dịch tại 2.386 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 33 USD (1,46%), giao dịch tại 2.265 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình khả quan, tăng mạnh so với nhiều phiên trước.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 6,75 Cent (2,85%), giao dịch tại 243,35 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng tăng 6,60 Cent (2,8%), giao dịch tại 242,4 Cent/lb. Khối lượng giao dịch kỳ hạn tháng 3 vẫn tăng tốt.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (4/12).

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.441

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

42.200

+ 500

LÂM ĐỒNG

41.400

+ 500

GIA LAI

42.100

+ 500

ĐẮK NÔNG

42.100

+ 500

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Theo Báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong tháng 11/2021, giá cà phê thế giới tăng lên mức cao 10 năm do lo ngại nguồn cung thiếu hụt và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng quốc tế có thể kéo dài tới năm sau.

Trong niên vụ cà phê 2020-2021 (từ tháng 10/2020 đến tháng 9/2021), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,81 triệu tấn, giảm 10,6% so với niên vụ 2019-2020 do ảnh hưởng của thời gian giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, yếu tố thời tiết không thuận lợi khi Vành đai cà phê Thái Bình Dương xuất hiện mưa nhiều, gây bất lợi cho nhiều quốc gia sản xuất, trong khi lại gây khô hạn cho vùng trồng cà phê arabica chính ở phía Đông Nam Brazil.

Dự báo giá cà phê sẽ tiếp tục tăng, ít nhất cho đến quý I/2022. Hiệp hội Cà phê Brazil và Colombia khẳng định, nguồn cung không thiếu, nhưng khó khăn trong khâu vận chuyển khiến nguồn cung bị hạn chế.

Còn theo dự báo của Bộ phận Nông nghiệp nước ngoài (FAS) trực thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong niên vụ cà phê 2021-2022, Việt Nam sẽ xuất khẩu tăng 980.000 bao cà phê so với niên vụ 2020-2021. Tuy nhiên, sản lượng cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam tăng không bù đắp được lượng hàng bị ách tắc, không thể giao hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong vài tháng trước.

Thông tin thêm, thị trường cà phê Trung Quốc đầy tiềm năng cho các nước xuất khẩu. Tuy nhiên, theo thống kê, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc 9 tháng đầu năm nay chiếm 11,9%, giảm 0,4% – so với mức 12,3% vào cùng kỳ năm 2020.

Do đó, để gia tăng thị phần tại Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu đã khuyến nghị ngành cà phê Việt Nam cần tích cực đổi mới mẫu mã, bao bì sản phẩm và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tập trung vào các nền tảng truyền thông xã hội và các kênh phân phối trực tuyến để quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm