Giá cà phê hôm nay 25/3: Tiếp tục diễn biến trái chiều, nông dân Việt lỗ nếu bán dưới 2.000 USD/tấn

Kỳ Văn
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro xung đột Nga-Ukraine leo thang. Dự kiến, đà giảm vẫn còn kể cả khi áp lực nguồn cung còn nguyên. Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi tình hình địa chính trị hạ nhiệt.
Giá cà phê hôm nay 25/3: dfds
Giá cà phê trong nước giảm sâu 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 25/3. (Nguồn: YouTube)

Giá cà phê hôm nay 25/3

Giá cà phê thế giới tiếp tục diễn biến trái chiều, robusta tăng và arabica giảm. Tỷ giá đồng Real tăng đã hỗ trợ cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Brazil, trong đó có cà phê arabica. Người trồng cà phê Brazil vì thế giảm bán ra, góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại.

Trong khi tỷ lệ lạm phát tại Anh lên mức cao nhất 30 năm nay đẩy giá London lùi sâu hơn nữa. Brazil và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng này.

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua (24/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tăng trở lại, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng5 USD (0,23%), giao dịch tại 2.144 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 6 USD (0,28%) giao dịch tại 2.122 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu giảm, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 3 Cent (1,33%), giao dịch tại 222,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3,95 Cent (1,31%), giao dịch tại 221,15 Cent/lb Khối lượng giao dịch tăng trung bình khá.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước giảm sâu 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 25/3.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.194

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.200

- 600

LÂM ĐỒNG

40.600

- 600

GIA LAI

41.100

- 600

ĐẮK NÔNG

41.100

- 600

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Thị trường cũng đang đánh giá khả năng Chính phủ Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga. Với điều này, viễn cảnh là hàng hóa sẽ còn tăng giá hơn nữa, buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu.

Trên thị trường cà phê, đây là tuần thứ hai liên tiếp giá hai sàn cà phê có kết quả nghịch chiều, vẫn robusta tăng và arabica giảm. Hiện tượng này thể hiện rõ trên lượng hợp đồng mua khống tính đến ngày khóa sổ vị thế kinh doanh tuần trước.

Đầu tháng 3/2022, giá cà phê đã giảm mạnh khi các nhà xuất khẩu đưa Nga vào danh sách thị trường rủi ro cao và buộc phải thanh toán trước khi giao hàng. Căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu lắng dịu, thị trường lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn. Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý.

Nếu như lượng hợp đồng dư mua sàn robusta chỉ giảm nhẹ, thì araica giảm mạnh, chỉ sau 1 tháng, lượng hợp đồng dư mua trên sàn arabica đã giảm hơn một nửa

Về dài hạn, cả hai nước trong xung đột Nga-Ukraine đều phát lệnh ngưng xuất khẩu phân bón. Tại hợp tác xã (HTX) xuất khẩu cà phê lớn thứ nhì Brazil là Minasul, nhu cầu tiêu thụ phân bón từ Nga và Ukraine rất lớn. Chỉ trong hai ngày rao bán khi cuộc xung đột tại Đông Âu bùng nổ, lượng phân bón trong vùng bán ra bằng cả tháng 1/2022.

Không chỉ tại Brazil, vùng cà phê Việt Nam cũng có thể gặp trường hợp tương tự. Chưa nói thiếu nước, nếu như thiếu phân bón, sản lượng cà phê niên vụ tới tại hai nước cung ứng lớn sẽ giảm mạnh do cây cà phê thiếu dinh dưỡng, nhất là năm 2023, Brazil lại vào chu kỳ năm mất mùa.

Tại HTX sản xuất robusta Cooabriel thuộc vùng Sao Gabriel da Palha của bang Espirito Santo, giá thành sản xuất tăng cao chưa từng thấy. HTX so sánh rằng, nếu như năm 2021 giá thành sản xuất robusta là 733 USD/tấn thì trong năm 2022 đã lên 1.700 USD/tấn, chủ yếu do giá phân bón tăng mạnh.

Không như cây cà phê Việt Nam thường phải chịu chi phí tưới rất lớn, các vùng cà phê Brazil thường không chịu chi phí này. Nói vậy để thấy rằng, nếu giá cà phê Việt Nam bán dưới 2.000 USD/tấn, nhà nông có thể bị thua lỗ và dẫn đến bỏ bê chăm sóc khi giá xăng dầu và phân bón tăng cao.